Thursday 18 October 2012

Quà Tết thầy cô móc túi học trò nghèo

Học sinh phải đóng tiền quà Tết thầy cô
Không chỉ phải học thêm vào chiều tối, nhiều học sinh tiểu học ở Hà Nội còn phải đóng hàng loạt khoản "tự nguyện" vô lý, trong đó có cả tiền mua điều hòa, hỗ trợ giảng dạy và quà Tết cho thầy cô...
> Hàng loạt trường học ở Hà Nội lạm thu/ Sẽ kỷ luật lãnh đạo các trường lạm thu

Làm việc với nhiều trường tiểu học ở 4 quận, huyện Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân, Đống Đa, đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT nhận thấy, hầu hết các trường đều cho giáo viên ký cam kết không học thêm, dạy thêm trái quy quy định.

Tuy nhiên, phản ánh của học sinh qua phiếu khảo sát của đoàn thanh tra cho thấy, vẫn có tình trạng dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường các môn: Toán, tiếng Việt, tiếng Anh từ 16h30 đến 20h các ngày học và thứ bảy, chủ nhật. Theo phản ánh của học sinh, tình trạng này xảy ra ở Tiểu học Láng Thượng, Ngọc Lâm, Cổ Nhuế B, Kim Giang và 3 giáo viên ở trường Láng Thượng bị học sinh nêu đích danh.

Ngoài ra, một số trường dạy thí điểm tiếng Anh có ứng dụng công nghệ thông tin hoặc liên kết với các trung tâm dạy tiếng Anh tại trường ngoài giờ học chính khóa nhưng chưa quản lý tốt nguồn kinh phí. Có trường còn dạy thêm một số môn tiếng Anh, Tin học, luyện chữ trái quy định.
Hiện, nhiều Tiểu học ở Hà Nội đều trang bị điều hòa nhiệt độ, tivi.... Ảnh minh họa: Hoàng Hà.


Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng cho hay, khi thu các khoản thỏa thuận, nhiều trường đã sai sót về quy trình và thủ tục như chưa lập dự toán chi để làm căn cứ tính toán mức thu (Tiểu học Cổ Nhuế B, Xuân Đỉnh, Kim Liên) hoặc dự toán không đầy đủ, chi tiết (Tiểu học Đông Ngạc B).

Một số trường chưa họp với cha mẹ học sinh để trình bày dự toán chi và dự kiến mức thu đã gửi văn bản xin ý kiến phụ huynh với các khoản thu do trường đề xuất, dẫn tới bức xúc, không đồng thuận của phụ huynh. Riêng Tiểu học Cổ Nhuế B còn giữ số tiền thu thỏa thận tại két của trường hay Tiểu học Xuân Đỉnh lại để giáo viên giữ tiền...

Bên cạnh đó, theo thanh tra Bộ, các khoản thu tự nguyện lại tính theo hình thức bổ đầu, thu không đúng quy trình và dự kiến. Đơn cử, Tiểu học Kim Liên (Đống Đa) thu 350.000 đồng một học sinh trong khi chưa có kế hoạch, nội dung, dự toán chi. Tiểu học Láng Thượng thu mức tương tự để dự kiến chi hỗ trợ giảng dạy, chi quà Tết cho thầy cô...

Thậm chí, có lớp ở Tiểu học Đặng Trần Côn A còn thu của mỗi học sinh 300.000 đồng học sinh để lắp điều hòa và 547.000 đồng để lập quỹ hoạt động. Một lớp khác ở trường này thu 600.000 đồng để lập quỹ hoạt động và 357.400 đồng để tổ chức đi tham quan.

Thanh tra Bộ Giáo dục kiến nghị Sở Giáo dục Hà Nội tập trung làm rõ những sai phạm của các trường về dạy thêm, học thêm cũng như những sai phạm về thu, chi. Trên cơ sở đó, xử lý hoặc kiến nghị UBND các quận, huyện xử lý những người sai phạm; đồng thời dừng ngay việc dạy, học thêm và thu tiền trái quy định, trả lại tiền đã thu sai... Việc xử lý phải được báo cáo về Bộ GD&ĐT trước 30/10.

Cơ quan này cũng đề nghị UBND Hà Nội quản lý chặt chẽ công tác, dạy, học thêm với tất cả cấp học và các khoản thu, chi đầu năm đối với các cơ sở giáo dục công lập; kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm.

Trước kết luận của Thanh tra Bộ GD&ĐT, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã yêu cầu Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài Chính, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện ý kiến kết luận.

Nhật Lam
1 người




Dạy thêm, học thêm, lạm thu, quà Tết, quỹ phụ huynh, thanh tra
Ý kiến bạn đọc ( 49 )

1
2
3

giáo viên


Thật là đáng lo ngại cho hệ thống giáo dục hiện nay, từ nội dung sách giáo khoa, đạo làm thầy của đa số những người đang được xã hội gọi là thầy cô. Tôi có con học lớp 1 và 1 cháu học lớp 3. Nên đủ hiểu những cách lấy tiền của các tập thể cá nhân đội ngũ giảng dạy, quản lý. Từ quỹ lớp quỹ trường, mua tivi, quạt, đầu máy, tham quan du lịch ... Cô giáo con tôi đang học còn kiêm bán lẻ dụng cụ học tập tại lớp nữa mới kinh.... Phải nói là giáo viên bây giờ nhiều người kém về đạo đức, yếu về trình độ, giỏi xu nịnh và khả năng sáng tạo tuyệt vời để "làm ăn". So với nhiều ngành nghề khác trong xã hội giáo viên đc tôn trọng và có thể nói thu nhập tốt hơn nhiều nghành nghề khác...

Theo tôi với GD hiện nay cần phải cải tổ sớm và đầu tiên là nội quy, quy định về nghề giáo : Phải cụ thể giáo viên, hiệu trưởng đc làm gì và không được làm gì? Thanh tra nghiêm túc xử lý khoảng 100 vụ làm gương nếu vi phạm hay không đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn. Ai cảm thấy không sống được bằng nghề giáo thì cứ xin nghỉ, không lo không có người dạy, chấm dứt dạy thêm dưới mọi hình thức, tự nguyện hay không tự nguyện. 2. Cải cách chương trình sách giáo khoa, chứ nhìn thấy sách giáo khoa bây giờ còn thua sách giáo khoa phổ thông thời cách đây 20 năm. Tóm lại, phải kiên quyết xử lý nhanh, triệt để mọi tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục và quản lý giáo dục đó là yếu tố quan trọng nhất. Đừng lo khi họ "Mất dạy" thì họ không kiếm đc việc gì khác, vì khả năng "sáng tạo" của các giáo viên là rất tốt.

No comments:

Post a Comment